Lịch sử Lourdes

Tượng Đức Mẹ Lourdes trong hang đá

Do vị trí thuận lợi nằm giữa nhiều thung lũng, vùng Lourdes đã có người cư ngụ từ rất sớm. Người ta đã khai quật được các dụng cụ, đồ trang sức, các mảnh sành và các mộ phần ở Espeluges[2] và trong các hang động Arrouza thuộc (thời đại đồ đá mớithời đại đồ đồng)[2]. Công sự của lâu pháo đài ở Lourdes dường như đã có từ thế kỷ 1 trước CN. Các dứng tường (pans de murailles) kiểu La mã đã được Công binh Pháp khám phá ở lâu pháo đài này trong thế kỷ 19. Giữa năm 1904 và 1907, khi phá nhà thờ giáo xứ mang tên thánh Phêrô cũ, người ta cũng khám phá ra cấu trúc phần nền của 1 ngôi đền dâng cúng cho Thủy thần (Tutelles) với các mảnh sành và 3 bàn thờ dưới nền hậu cung của nhà thờ[2].Đền thờ này được thay thế bởi 1 nhà thờ Kitô giáo cổ (thế kỷ thứ 5) bị hỏa hoạn thiêu rụi, bằng chứng là các vật đã bị vôi hóa được tìm thấy[2].

Theo truyền thuyết, tên Lourdes có từ thời vua Charlemage (742-814). Một người Sarrasin (người Hồi giáo thời cổ) tên Mirat đã chiếm thành phố này và cố thủ. Năm 778 quân đội của Charlemagne bao vây thành phố. Tình cờ có 1 chim đại bàng ngậm một con cá hồi nước ngọt mang đến cho các người Hồi giáo, các người này liền mang con cá tới cho Charlemagne để làm cho ông ta tin rằng họ có đủ lương thực để cố thủ, chống vây hãm. Thấy khó chiếm được thành phố và theo gợi ý của giám mục Turpin, cai quản giáo phận Puy-en-Velay, nhà vua đề nghị cho phép Mirat giữ thành phố, nhưng phải cải sang đạo Công giáo. Mirat chấp nhận, đem vũ khí tới bỏ dưới chân tượng Đức Nữ Trinh đen ở Puy-en-Velay và chịu rửa tội, mang tên rửa tội là "Lorus", sau này trở thành Lorda (phương ngữ Gascon) tức Lourdes.